Bảo tàng điêu khắc Chăm là một nơi lưu giữ và triển lãm những di tích văn hoá người Chăm để lại. Hiện nay tại Đà Nẵng đã có một khu bảo tàng này và hiện tại đang có dự án xây dựng thêm cơ sở. Bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở hai ở Đà Nẵng được biết đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Với mức đầu tư lớn, dự án này được nhiều người quan tâm và mong đợi kết quả sau khi được hoàn thành. Với sự quan tâm và đầu tư cho việc phát triển văn hoá bảo tồn di tích, Đà Nẵng ngày càng trở nên được yêu thích trong mắt người dân trong thành phố và toàn quốc. Có thể dự đoán được sau khi thực hiện xong dự án này, số lượng người du lịch sẽ tăng cao tại Đà Nẵng.
Mục lục
UBND TP.Đà Nẵng chuẩn bị đầu tư tu bổ di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ

Ngày 15.8, UBND TP.Đà Nẵng cho biết công tác chuẩn bị đầu tư tu bổ, phục hồi di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ (tại P.Hòa Thọ Đông, Q.Cẩm Lệ). Và xây dựng Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng cơ sở 2 tại di chỉ này. Dự đoán sẽ hoàn thành trong quý 4/2021. Mục đích để triển khai thực hiện đầu tư trong năm 2022. Ban quản lý dự đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng được giao quản lý dự án. Hiện tại đang thực hiện các bước đầu tư.
Nội dung dự án tu bổ
Theo công bố của UBND TP.Đà Nẵng, dự án có tổng mức đầu tư 100 tỉ đồng. Với tổng diện tích khoảng 19.000 m2. Trong đó, khu vực 1 (1.626 m2) đã thực hiện giải tỏa đền bù. Hoàn thành khảo cổ. Khu vực 2 (1.626 m2) nối giữa khu vực 1 và khu vực 3 chưa thực hiện đền bù giải tỏa. Khu vực 3 (khoảng 16.000 m2) nối từ khu vực 2 ra đến đường Thăng Long. Mục đích để kết nối khu di tích với tour du lịch đường sông.
Như đã thông tin, sau gần 10 năm được phát hiện, ngày 23.2 vừa qua. Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ được UBND TP.Đà Nẵng xếp hạng di tích cấp thành phố. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là di tích tiêu biểu trong các di tích Chăm tại đây có điều kiện khảo sát đầy đủ nhất. Đây cũng là di tích duy nhất trong toàn bộ hệ thống đền tháp Chăm. Di tích này có điều kiện để nghiên cứu và giới thiệu về phần nền móng kiến trúc.
Về Bảo tàng điêu khắc Chăm

Vào cuối thế kỷ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, người Pháp. Ông đã tiến hành công tác khảo cổ các di tích văn hóa Chăm. Và đem các di vật tìm được về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông Bác cổ (École Française d’Extrême-Orient, EFEO) tiến hành khai quật khảo cổ ở quy mô lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng cho các cổ vật Chăm. Năm 1902, Henri Parmentier của Trường Viễn Đông Bác cổ chính thức đề cử dự án kiến thiết. Sau đó được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Kết quả dự án là một tòa nhà được xây dựng và có một số nét kiến trúc Chăm.