Vùng đất Cà Mau luôn nổi tiếng với những hoạt động lễ hội diễn ra sôi nổi và đặc sắc. Chính vì sự náo nhiệt của các lễ hội mà Cà Mau thu hút không ít khách du lịch từ 64 tỉnh thành ghé thăm và tham dự. Những lễ hội của mảnh đất Cà Mau đều chứa đựng đời sống tinh thần và văn hoá của người dân bản địa nơi đây. Khi nhắc đến lễ hội ở Cà Mau, nhiều người sẽ nghĩ đến Lễ Kỳ Yên. Lễ Kỳ Yên là một lễ hội lớn với sự tham gia đông đảo của người dân mảnh đất Tây Nam Bộ này. Để tìm hiểu thêm chi tiết về lễ hội trên, hãy tham khảo thông tin qua bài viết sau.
Mục lục
Giới thiệu Lễ Kỳ Yên ở Cà Mau

Theo thông lệ hằng năm, cứ đến mùng 10 và 11-5 âm lịch, người dân trong vùng và nhiều nơi khác trong tỉnh, từ Tp.Cà Mau cho đến tận vùng Năm Căn, Đất Mũi, lại nô nức tề tựu về dự lễ Kỳ yên. Lễ cúng linh thần của đình thần Tân Hưng, tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, Tp.Cà Mau. Tuy ngày 11 mới là lễ chính, nhưng vào trưa ngày mùng 10 các bô lão trong làng tiên hành Lễ rước sắc thần. Để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt…
Ngày Lễ Kỳ yên, các bô lão trong làng tiến hành Lễ rước sắc thần. Để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt. Đồng thời, tỏ lòng thành kính đối với các vị thần, Thành Hoàng phò hộ. Nhằm tưởng nhớ đến những người có công với nước đã ngã xuống trên mảnh đất này. Đây là nơi thờ kính những người có đức tính chánh trực, các vị anh hùng có công lao với dân tộc, đất nước.
Đình Tân Hưng – Nơi diễn ra Lễ Kỳ Yên

Đình Tân Hưng được xây dựng từ năm 1907. Không chỉ thờ thần, các vị anh hùng dân tộc, những người chính trực. Mà nơi đây còn là nơi đầu tiên của tỉnh diễn ra sự kiện treo cờ Đảng trên cây dương trước đình. Đây là một trong năm di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của tỉnh Cà Mau. Được công nhận ngày 25-9-1992. Nơi đây từng là vị trí đóng quân của Bộ Chỉ huy Mặt trận Tân Hưng. Bố trí lực lượng hơn 3 tháng cầm chân địch. Không cho chúng lấn ra vùng nông thôn. Để bảo vệ căn cứ, tranh thủ xây dựng lực lượng, phát triển chiến tranh du kích, phục vụ kháng chiến lâu dài.
Đình Tân Hưng từng được sắc phong Bổn cảnh Thành Hoàng năm Tự Đức thứ 5 (tức năm 1852). Theo các vị cao niên địa phương. Trên sắc thần có ghi 8 chữ: “Chánh trực – Hựu hiền – Đôn ngưng – Chi thần”. Do chiến tranh loạn lạc, sắc thần của đình Tân Hưng đã bị thất lạc. Người dân chỉ còn lưu giữ được ống đựng sắc thần cho đến nay. Tuy nhiên, hằng năm, vào lễ kỳ yên, người dân vẫn tổ chức cúng rất trang nghiêm. Ngoài ý nghĩa tâm linh, tỏ lòng thành kính đối với các vị thần, thành hoàng phò hộ, còn nhằm tưởng nhớ đến những người có công với nước đã ngã xuống trên mảnh đất này. Đình Tân Hưng được xem như là chứng tích lịch sử của Cà Mau nói riêng và của Nam Bộ nói chung.